Không ít các cá nhân sử dụng khí Oxy y tế hiểu chưa đúng về nguyên nhân, biểu hiên, triệu chứng và liệu pháp thở oxy tại nhà. 80% khách hàng sử dụng oxy quá mức quy định dẫn đến không hiệu quả và gây tổn hại cho bệnh nhân.
Đừng bỏ qua bài viết để hiểu đúng nhất về liệu pháp thở oxy tại nhà
1. Các chướng ngại ở đường hô hấp
2. Hạn chế thể tích của lồng ngực
3. Các bệnh gây cản trở khuếch tán khí trong phổi
4. Các bệnh làm rối loạn quá trình vận chuyển oxy do máu và tuần hoàn
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất… máu động mạch không được oxy hóa đầy đủ vì có lẫn cả máu tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng thiếu oxy mặc dù phổi cung cấp đủ oxy và vận chuyển oxy vẫn bình thường.
Thiếu oxy trên lâm sàng đều biểu hiện tình trạng suy hô hấp. Suy hô hấp là biến đổi những chức năng hô hấp, cũng như rối loạn quá trình oxy hóa của tổ chức, biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp là triệu chứng khó thở và tím tái, biểu hiện cận lâm sàng là những biến đổi về nồng độ O2 và CO2 trong máu. Tùy theo mức độ suy hô hấp nặng hay nhẹ có các biểu hiện sau:
Liệu pháp oxy là biện pháp cung cấp khí thở cho bệnh nhân có nồng độ oxy lớn hơn 21%.
Thành phần không khí ở điều kiện bình thường (áp suất 760mmHg), gồm có các chất khí sau:
Tỷ lệ các khí trên trong không khí phù hợp với nhu cầu sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân có thể lâm vào tình trạng thiếu oxy.
Thiếu oxy sẽ gây tổn thương các mô của cơ thể nhất là các mô có vai trò quan trọng cho sự sống như tế bào não… Vì vậy, việc sử dụng liệu pháp oxy trong những trường hợp nói trên là hết sức cần thiết.
Trong quá trình điều trị, khi bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy thì liệu pháp thở oxy được chỉ định qua các phương pháp sau:
Oxy là một chất khí không màu, không mùi, không vị trong khí thở, bình thường oxy chiếm tỷ lệ 21%. Oxy rất cần cho sự sống nhưng việc sử dụng trong lâm sàng cần hết sức thận trọng, phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm giảm bớt các tai biến trong điều trị.
Phương pháp mặt nạ: lưu lượng oxy từ 8 – 12 lít/ phút, có thể đạt nồng độ oxy trong khí thở từ 35 – 60%.
→ Độ ẩm: là tỷ lệ hơi nước có trong khí thở, thường làm ẩm khí thở bằng cách cho khí oxy từ trong bình sục qua lọ nước sạch trước khi đưa vào đường hô hấp của bệnh nhân.
→ Đảm bảo vệ sinh phòng, chống nhiễm khuẩn:
• Sử dụng dụng cụ vô khuẩn, dụng cụ sạch.
• Vệ sinh miệng cho bệnh nhân 3 – 4 giờ/lần.
→ Với phương pháp ống thông mũi hầu, thời gian sử dụng kéo dài cần thay đổi ống thông và bên mũi của bệnh nhân 8 giờ/lần.
→ Phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp:
• Thực hiện làm ẩm oxy bằng nước sạch.
• Đảm bảo lượng nước uống hàng ngày cho bệnh nhân.
→ Phòng chống cháy, nổ:
→ Treo biển “Cấm lửa”, “Không hút thuốc lá” ở khu vực có bình chứa khí oxy.
→ Nhắc nhở bệnh nhân, người nhà bệnh nhân làm tốt công tác phòng cháy nổ, khi họ tiếp xúc với những phòng có sử dụng khí oxy, không hút thuốc lá, không sử dụng diêm, bật lửa, bếp điện, bếp dầu hỏa, đèn dầu…
→ Bình chứa oxy phải để nơi khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng, cố định chắc chắn.
→ Hạn chế vận chuyển bình oxy. Nếu cần vận chuyển phải dùng xe đẩy riêng và di chuyển nhẹ nhàng.
Mặt nạ là một dụng cụ phủ kín miệng và mũi bệnh nhân, dùng để cho bệnh nhân thở oxy trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khi bệnh nhân có tổn thương ở mũi, hầu. Thở oxy bằng mặt nạ có thể cung cấp cho bệnh nhân khí thở có nồng độ oxy cao hơn phương pháp ống thông mũi hầu.
Bình thường với lưu lượng oxy 8 – 12 lít/ phút, thì nồng độ oxy trong khí thở đạt từ 35 – 60%. Với loại mặt nạ có bóng thở lại, có thể cung cấp khí thở có nồng độ oxy cao tới 90%.
Tuy nhiên, trong lâm sàng ít khi chỉ định cho thở oxy với nồng độ cao hơn 60% để tránh các tai biến ngộ độc oxy.
Chuẩn bị dụng cụ:
¤ Bình oxy, áp lực kế, lưu lượng kế.
¤ Bình làm ẩm chứa nước cất hoặc nước chín.
¤ Mặt nạ hoặc dây thở. Đối với mặt nạ thở sử dụng theo chỉ định cỡ số thích hợp, dùng loại mặt nạ có bóng thở lại hay không có bóng thở lại tùy thuộc vào từng bệnh nhân cần thở nồng độ oxy trong khi thở cao hay thấp.
¤ Dây dẫn, ống nối tiếp.
6.2.3. Thực hành kỹ thuật
Bước 1: Đưa mặt nạ về phía mặt bệnh nhân và áp mặt nạ từ phía mũi xuống miệng.
Bước 2: Vặn van điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định.
Bước 3: Điều chỉnh mặt nạ cho khít với mặt của bệnh nhân.
Cố định băng co dãn quanh đầu bệnh nhân, buộc băng vừa phải không chặt quá làm bệnh nhân khó chịu và cũng không lỏng quá làm cho mặt nạ dễ xê dịch khỏi vị trí đúng.
Lưu ý trong quá trình lắp đặt bình Oxy thở cần quan sát da mặt của bệnh nhân ở vùng có đặt mặt nạ có bị kích thích, dị ứng với cao su hoặc nhựa của mặt nạ không.
Bước 4: Sau 1 – 2 giờ thở oxy cần tháo mặt nạ ra, lau khô và lau mặt cho bệnh nhân, nếu thấy mặt nạ có nhiều hơi nước cần tháo ra lau khô ngay.
♦ Treo bảng “Cấm lửa” vào vị trí dễ nhìn thấy nhất và kiểm tra lại các quy định an toàn.
♦ Nồng độ oxy trong khí thở dùng trong liệu pháp oxy quá cao, lại sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nên các tai biến trầm trọng về mắt, phổi cho bệnh nhân. Do đó khi thực hành liệu pháp oxy cần lưu ý:
→ Liệu pháp oxy theo đúng chỉ định của bác sĩ về:
→ Phương pháp cho thở oxy.
→ Thời gian thở oxy.
→ Lưu lượng: là thể tích oxy cần cung cấp cho bệnh nhân trong một phút
Như đã nói ở trên oxy là khí cháy do đó trong quá trình sử dụng cần lưu ý những thông số kỹ thuật bình Oxy để đánh giá chất lượng và độ an toàn của bình khí.
Cụ thể:
◊ Mã số chai (khi đưa giấy kiểm định trong lô chai có mã số của nó)
◊ WP tức work pressure hay gọi áp suất làm việc 150 bar = 150 kg/cm²
◊ TP tức tets Pressure hay gọi là áp suất thử là 250 bar = 250 kg/cm²
◊ Ngày sản xuất, năm sản xuất vỏ chai oxy.
◊ Trên có đóng dấu thời hạn kiểm định (từ ngày gấn nhất cho đến 5 năm sau).
◊ Vỏ chai oxy các bạn mua nhà cung cấp phải đưa giấy kiểm định an toàn.
>> Xem ngay: Thông số bình Oxy | Cách nhận biết bình chuẩn chất lượng
Quý khách lưu ý tất cả các chai khí nén nói chung đều bắt buộc phải có các thông số trên thì mới được phép nạp khí.
Lưu ý: Không phải bình mới 100% là bình đạt chất lượng và đã qua kiểm định.
Tại sao lại vậy? Bởi theo quy định hiện hành sau khi nhập khẩu vỏ chai khí về các đơn vị chủ sở hữu phải đưa bình khí đi kiểm định tại các trung tâm kiểm định có thẩm quyền của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn mới được phép sử dụng.
Oxy Bảy Thành
⇒ Địa chỉ: 13 Đường 35, Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
⇒ Địa chỉ: 99 Lê Văn Thọ, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Khí y tế Sài Gòn
⇒ Địa chỉ: 349 Trần Thị Cờ, Thới An, Quận 12, Hồ Chí Minh
Khí Oxy Lá Xanh
⇒ Địa chỉ: 71/1/6 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MIG
⇒ Địa chỉ: Số 08, đường 15, khu phố 3, P. Bình An, Q. 2, Tp.HCM
Đổi khí Oxy
Giải pháp tiết kiệm chi phí tối đa nhất khi quý khách hàng có nhu cầu sử dụng oxy y tế lần thứ 2 với chi phí rẻ nhất trên thị trường hiện nay.
Nạp khí Oxy
Hoàng phát nhận nạp khí Oxy y tế giao nhận bình khí tại nhà chỉ với 1 ngày. Nếu như bạn đang phân vân địa chỉ nạp khí oxy thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Thuê bình khí Oxy
Hoàng phát nhận nạp khí Oxy y tế giao nhận bình khí tại nhà chỉ với 1 ngày. Nếu như bạn đang phân vân địa chỉ nạp khí oxy thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
>> Xem ngay: Cách thuê bình Oxy y tế
——————————————————————————————————————————-
→ Cam kêt Chất lượng khí đảm bảo trên 99.98% theo đúng tiêu chuyển y tế.
→ 100% bình mới, An toàn, đạt kiểm định 3 – 5 năm
→ Miễn phí thuê bình trọng đời, không phá sinh chi phí
→ Giao hàng 24/24H kể cả ngày lễ Tết. Giao hàng nhanh chỉ từ 30 trong nội thành HCM.
→ Đa dạng các loại bình để lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
→ Miễn phí lấy vỏ bình sau khi không còn nhu cầu sử dụng.
→ Độc quyền Cung cấp bình OXY MINI CẦM TAY AIR BUBBLE – Xuất xứ Úc.
———————————————————————————————————————————————————————————————————–
(*) Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến phương pháp Phương pháp thở oxy bằng mặt nạ.
Nguồn:
Bộ môn điều dưỡng – Bệnh viện 113:
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/bo-mon-dieu-duong/lieu-phap-oxy/1219.prt