Chúng ta đã nghe nói nhiều đến việc thở khí Oxy trong điều trị bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khi nào được chỉ định thở oxy. Trong bài viết này Hoàng Phát sẽ chỉ rõ các trường hợp được chỉ định thở oxy, hiệu quả sử dụng oxy cho bệnh nhân.
Oxi có khả năng kết hợp với hemoglobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi tế bào cơ thể người và động vật. Oxi oxi hoá các chất thực phẩm ở trong cơ thể tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
> Xem ngay Thở Oxy trong những trường hợp nào? | Hoàng Phát Store
– Thiếu oxy do môi trường: Như các trường hợp thiếu oxy do lên độ cao, do ở trong các đám cháy: Các trường hợp này nếu cho thở oxy thì kết quả rất tốt.
– Thiếu oxy do giảm thông khí phế nang: Tắc nghẽn đường thở do dị vật, đàm giãi, co thắt thanh khí quản, hạn chế di động của lồng ngực sau mổ ngực, bụng hay sau chấn thương, do gù vẹo cột sống: Các trường hợp này phải kết hợp thở oxy với khai thông đường thở, cải thiện thông khí phế nang mới đạt hiệu quả.
– Thiếu oxy do cản trở sự khuyếch tán khí ở vách phế nang: Nguyên nhân do phù phổi, xung huyết phổi, xơ hóa phổi. Các trường hợp này nếu tăng FiO2 lên 50% có thể làm gia tăng khả năng khuyếch tán của oxy qua hàng rào phế nang – mao mạch.
– Thiếu oxy do shunt nội phổi: Xảy ra trong các trường hợp đặc phổi, xẹp phổi, các dị dạng mạch máu bẩm sinh có shunt động – tĩnh mạch gây tình trạng mất cân bằng giữa thông khí – tưới máu (tỷ lệ V/Q giảm). Các trường hợp này cho thở oxy chỉ có hiệu quả một phần do máu đi tắt qua chỗ nối nên không trao đổi oxy được.
– Do thiếu máu: Oxy vận chuyển trong máu chủ yếu dưới dạng kết hợp với Hb nên khi thiếu máu sẽ gây thiếu phương tiện để vận chuyển oxy đến tổ chức. Thở oxy chỉ làm tăng lượng oxy hòa tan lên một ít. Biện pháp điều trị chủ yếu là cho truyền hồng cầu khối hoặc máu toàn phần để cung cấp đủ Hb.
– Do nhiễm độc các chất làm Hb mất khả năng vận chuyển oxy: Như nhiễm độc các chất gây Methemoglobin máu. Trong các trường hợp này ngoài cho thở oxy thì biện pháp chính vẫn là phục hồi khả năng tải oxy của Hb (dùng Xanh methylene 2mg/kg/giờ, cho lặp lại nếu cần và vitamin C 20-40 mg/kg/lần x 2-4 giờ/ lần bằng đường tĩnh mạch).
– Do giảm thể tích tuần hoàn: Thiếu oxy do giảm tưới máu mô: Kết hợp thở oxy với biện pháp chủ yếu là phục hồi thể tích tuần hoàn.
– Do giảm lưu lượng tim: Thiếu oxy do tim hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể: Các trường hợp này thở oxy sẽ có lợi do làm giảm co mạch phổi, giảm hậu gánh thất phải và tăng lưu lượng máu về thất trái.
– Do ứ trệ tuần hoàn: Nguyên nhân do ứ trệ tĩnh mạch, tắc động mạch: Cho thở oxy thường không hiệu quả trong các trường hợp này.
– Do tăng nhu cầu oxy của tổ chức: Trong các trường hợp sốt cao, co giật, run lạnh, nhu cầu oxy của cơ thể tăng cao: Các trường hợp này cho thở oxy kết quả tốt.
– Do nhiễm độc tế bào: Một số trường hợp nhiễm độc như ngộ độc cyanua làm men cytochrome oxydase bị ức chế và tế bào sẽ không sử dụng được oxy. Cho thở oxy có thể giúp chuyển phản ứng oxy hóa sang một hệ thống men khác như oxygen tranferase và oxygen oxidase.
Cần sử dụng đúng chỉ định và đúng liều lượng thích hợp. Sử dụng lưu lượng oxy tối thiểu đạt được hiệu quả mong muốn, tránh sử dụng quá cao gây tác dụng độc của oxy.
Khi sử dụng oxy thì khả năng nhiễm khuẩn cao vì vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường khí oxy và dễ dàng xâm nhập vào bộ máy hô hấp đã bị tổn thương sẵn. Do đó cần đề phòng nhiễm khuẩn bằng cách:
Dụng cụ vô khuẩn, sau mỗi lần thở dụng cụ phải được làm sạch và tẩy trùng. Tốt nhất là chỉ sử dụng một lần.
Thay ống thông và đổi bên lỗ mũi 8 giờ/lần.
Làm vệ sinh miệng cho bệnh nhân 3-4 giờ/lần.
Oxy đựng trong các bình kín là khí khô nên dễ làm khô các tế bào niêm mạc đường hô hấp, vì vậy cần làm ẩm oxy thở vào bằng dung dịch vô khuẩn.
Động viên bệnh nhân uống nước.
Dùng biển “cấm lửa” hoặc “không hút thuốc” treo ở khu vực cho bệnh nhân thở oxy.
Giáo dục bệnh nhân và người nhà không sử dụng các vật dụng phát lửa như bật lửa, diêm, nến, đèn dầu.
Các thiết bị dùng điện đều phải có dây tiếp đất để tránh sự phát tia lửa điện.
+ Giảm 10-40% dung tích sống.
+ Giảm thông khí phút.
+ Giảm nhẹ khả năng khuyếch tán của oxy qua hàng rào phế nang – mao mạch.
– Gây ngưng thở ở những bệnh nhân suy hô hấp mạn: Các bệnh nhân này luôn có phân áp CO2 máu (PaCO2) cao nên sự kích thích hô hấp chỉ phụ thuộc vào tình trạng thiếu oxy. Khi cho bệnh nhân thở oxy sẽ làm mất yếu tố gây kích thích trung tâm hô hấp và bệnh nhân sẽ ngưng thở.
– Ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non, thở oxy với FiO2 > 40% kéo dài có thể gây xơ hóa sau thủy tinh thể và gây mù.
– Sử dụng oxy áp lực cao có thể gây cơn động kinh.
– Ngoài ra thở oxy 100% kéo dài có thể gây dị giác và làm giảm khoảng 13% lưu lượng máu não.
– Tăng nhẹ sức cản ngoại vi.
– Giảm nhẹ cung lượng tim.
– Giảm nhẹ sức cản giường mao mạch phổi.
– Gây nhiễm trùng chéo trong bệnh viện do dụng cụ không đảm bảo vô trùng.
– Loét niêm mạc hoặc chảy máu do thương tổn niêm mạc khi đặt nội khí quản.
– Hơi vào dạ dày gây chướng bụng làm tăng suy hô hấp
Có 2 phương pháp thường dùng cho bệnh nhân thở oxy là thở oxy qua ống thông mũi và thở oxy qua mặt nạ. Sự lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, nồng độ oxy cần cho, trang bị của bệnh viện và sự thoải mái cho bệnh nhân.
Phương pháp này có thuận lợi là bệnh nhân dễ chấp nhận, có thể ăn uống, nói chuyện trong khi thở oxy. Tuy nhiên có một số bất lợi sau:
– Nồng độ oxy thở vào (FiO2) thay đổi và không đo được chính xác vì tùy thuộc vào kiểu thở và thể tích thở của bệnh nhân.
– Không đạt được nồng độ oxy tối đa trong khí thở vào, chỉ làm tăng FiO2 được khoảng 3%/ 1 lít O2.
– Lưu lượng khí chỉ nên giới hạn tối đa khoảng 5-6 lít/ phút. Nếu sử dụng lưu lượng cao hơn nó vẫn không tăng hiệu quả mà lại có nguy cơ khí vào dạ dày làm căng giãn dạ dày.
– Dễ gây bít tắc ống do chất tiết.
– Khó làm ẩm khí thở.
Thở oxy qua ống thông mũi chỉ nên áp dụng cho các trường hợp thiếu oxy nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo.
* Kỹ thuật: Cho bệnh nhân thở oxy qua ống thông mũi 1 đường và thở oxy qua ống thông mũi 2 đường.
>> Xem ngay: Dây thở Oxy hay Mặt nạ thở Oxy | Hoàng Phát Store
Một số loại mask thở oxy:
– Mask đơn giản: Là loại mask không có van và bóng dự trữ. Loại mask này có thể cung cấp nồng độ oxy khí thở ổn định hơn thở qua ống thông mũi. Cho FiO2 vào khoảng 35-60% với lưu lượng 5-6 lít/ phút. Thay đổi các thông số hô hấp cũng có thể làm thay đổi FiO2. Thông thường ở người lớn nên thở ít nhất là 5 lít để tránh thở lại CO2.
– Mask không thở lại: Là mask có bóng dự trữ và có van 1 chiều tránh thở lại. Mask này có thể cung cấp FiO2 đạt 100% nhưng phải thật kín để tránh lọt khí trời vào mask và lưu lượng khí phải đủ để làm căng bóng dự trữ.
– Mask thở lại một phần: Mask này chỉ có bóng dự trữ, không có van 1 chiều. Với lưu lượng 10 lít/ phút có thể cung cấp FiO2 50-65%.
– Mask Venturi: Là mask có cấu tạo theo nguyên lý Bernulli để dẫn 1 thể tích lớn không khí (đến 100 lít/ phút) để trộn với dòng oxy vào (2-12 lít/ phút). Kết quả sẽ tạo khí trộn có nồng độ oxy ổn định từ 24-40% phụ thuộc vào lưu lượng oxy.
Kết luận
Liệu pháp oxy ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng với mục đích cung cấp oxy tối đa cho tế bào trong các trường hợp cấp cứu. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu oxy và mỗi nguyên nhân có một hiệu quả đáp ứng với liệu pháp oxy khác nhau. Do đó việc sử dụng liệu pháp oxy cần thực hiện đúng chỉ định thở oxy và đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cũng cần chú ý đến các nguyên tắc sử dụng liệu pháp oxy để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cho cả nhân viên y tế.
Nguồn tư liệu tham khảo:
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/bo-mon-dieu-duong/lieu-phap-oxy/1219/
http://bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/1219-liu-phap-oxy